Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Chiến lược phát triển du lịch của Đà Nẵng


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”.

Mở rộng và khai thác có hiệu quả quy mô các thị trường khách du lịch hiện có. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấ

Phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính: lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái:

Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước Ngũ Hành Sơn Bắc Mỹ An; Mỹ Khê Sơn Trà; Xuân Thiều Nam Ô Hải Vân. Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Tăng cường đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.

Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề:

Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại đây. Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định..., tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng.

Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị hội thảo: Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách công vụ trong và ngoài nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.

Trước hết là xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao; thúc đẩy hoàn thành các dự án về du lịch đã được phê duyệt. Theo đó, triển khai phát triển du lịch đường sông để phát huy lợi thế về tự nhiên và thu hút du khách. Xây dựng bến tàu du lịch đường sông, hình thành đội tàu du lịch có chất lượng cao kết hợp với đầu tư các điểm dừng chân phục vụ khách, tạo điều kiện phát triển du lịch đường sông; khơi thông sông Cổ Cò để kết nối du lịch đường sông và đường biển phục vụ khách, mở tuyến du lịch đường thủy nối Đà Nẵng với Hội An. Phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển, phát triển cụm du lịch sinh thái núi – biển Sơn Trà và các loại hình thể thao giải trí núi biển. Tạo cơ chế thuận lợi cho phát triển mạnh quần thể du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn và các dự án du lịch ven biển, hình thành phố du lịch Bạch Đằng và khu mua bán hàng lưu niệm tập trung. Bổ sung sản phẩm du lịch kết hợp khai thác du lịch văn hóa, chú trọng đầu tư phát triển Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng. Duy trì tổ chức các show diễn nghệ thuật truyền thống. Nghiên cứu tổ chức các hoạt động sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và tạp kỹ vào ban đêm tại Công viên Biển Đông nhằm hình thành điểm đến tham quan và giải trí cho du khách. Quy hoạch và khuyến khích đầu tư các loại hình dịch vụ, tạo thành khu vực sầm uất phục vụ nhu cầu du khách, nhất là đối với khách quốc tế.

Giải pháp thứ hai là đẩy mạnh liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Liên kết để tạo sức mạnh trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa 3 địa phương Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; liên kết 7 tỉnh duyên hải miền Trung và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia, các tổ chức du lịch ngoài nước nhằm nâng cao vị thế du lịch Đà Nẵng trên trường quốc tế. Xúc tiến các thị trường khách du lịch trọng tâm, trọng điểm. Đối với thị trường trong nước, tập trung quảng bá mạnh tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đối với thị trường nước ngoài, chú trọng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Nga và Úc... Lựa chọn các doanh nghiệp mạnh về thương hiệu, có tiềm lực về kinh tế như Bà Nà Hills, Silvershore, Vitours, Intercontinental... kết hợp với các đơn vị lữ hành, khách sạn trên địa bàn tổ chức phát động điểm đến tại các thị trường trọng điểm, tạo sức mạnh tổng hợp. Duy trì các đường bay quốc tế hiện có là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nga và xúc tiến mở thêm các đường bay quốc tế mới đến Đà Nẵng từ các thị trường quan trọng như Thái Lan, Lào, Hong Kong, Nhật Bản, Úc để thu hút nguồn khách du lịch. Tổ chức và nâng tầm các sự kiện thường niên để quảng bá, thu hút du khách như Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, thi thuyền buồm, dù bay quốc tế, Chương trình Du lịch Đà Nẵng Điểm hẹn mùa hè, ca nhạc đường phố.

Giải pháp thứ ba là xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn. Thực hiện chiến dịch truyền thông trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về môi trường và phát triển du lịch. Nâng cấp chương trình “Biển xanh” để tuyên truyền cho người dân về môi trường du lịch. Lồng ghép việc tuyên truyền, vận động vào các chương trình thông tin cổ động trực quan. Tiếp tục xây dựng các điểm mua sắm, nhà hàng, các hãng taxi, vận chuyển khách du lịch đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Thành phố hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu, sử dụng dịch vụ. Tổ chức các lớp tập huấn “Nụ cười thân thiện” để nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường du lịch.

Tổ chức lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn về du lịch bằng tiếng Anh và tiếng Việt cho khách du lịch. Lắp đặt nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn quốc tế tại bãi biển, các khu, điểm du lịch, tại bến xe, nhà ga...

Giải pháp thứ tư là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch. Đầu tư nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lý Nhà nước ở các cấp (thành phố, quận, huyện). Rà soát đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đến năm 2015, 60 65% lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và chuyên môn sâu về du lịch. Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Nghề du lịch Đà Nẵng thành cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa về du lịch cho học sinh, sinh viên, nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là thanh-thiếu niên, học sinh, sinh viên đối với hoạt động du lịch, nhằm xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách…/.

Quảng Nam Hướng đến du lịch bền vững

Ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực định hướng phát triển du lịch bền vững.Trong giai đoạn này, ngành đã xây dựng chiến lược phù hợp để phát triển và giúp doanh nghiệp cùng cộng đồng tiếp cận với loại hình du lịch đang được thế giới quan tâm này.

Mời các bạn theo dõi bài viết phát triển Du lịch bền vững Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam

Các bạn cũng có thể theo dõi các bài viết về du lịch tại các địa chỉ sau đây:







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét